Phồng rộp là một trong những vết thương khó chịu nhất mà bạn hay gặp phải khi đá bóng. Đôi khi việc bàn chân bị phồng rộp khi mang giày bóng đá không phải là do chất liệu, chất lượng của giày. Mà đó là do cách bạn sử dụng giày đá banh mới không đúng cách. Dưới đây là tổng hợp 9 lời khuyên giúp tránh phồng rộp khi mang giày đá bóng rất đáng để tham khảo bạn nhé.
Tại sao bị phồng rộp lúc mang giày đá bóng và nguyên nhân?
Về cơ bản, vết phồng rộp là những bọc chất lỏng trong da chứa đầy mủ hoặc trong một số trường hợp còn có máu. Trước khi xuất hiện phồng rộp, sẽ có một vùng da bị tổn thương và khiến bạn cảm thấy nóng rát, hay đơn giản là một vùng sưng ở bàn chân do ma sát từ bàn chân da với tất hoặc lót giày. Vùng da tổn thương thường chuyển sang màu đỏ và khiến bạn cảm thấy đau, khó chịu và không thể chơi bóng thoải mái. Phồng rộp không phải là một vết thương tức thời như một tổn thương gây nên từ một cú đá vào chân, thay vào đó, vết thương do phồng rộp được hình thành trong một khoảng thời gian dài.
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc xuất hiện phồng rộp: Sự ma sát, nhiệt độ và mồ hôi
Sự ma sát gây ra sức nóng quá mức ở bàn chân, thường xuất hiện ở khu vực bên trong giày, đặc biệt ở: vùng gót chân trên và dưới, vùng bên cạnh hoặc dưới ngón chân……
Mồ hôi là yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đáng kể đến sự phồng rộp. Khi bạn chân của bạn ướt, mồ hôi giống như một chất bôi trơn khiến bạn trượt trong giày. Độ ẩm bên trong giày là một môi trường hoàn hảo cho các vết phồng rộp xuất hiện.
Lời khuyên để tránh phồng rộp khi sử dụng giày đá banh
-
Chỉ sử dụng đôi giày bóng đá có kích thước phù hợp
Đây là điểm quan trọng nhất để tránh phồng rộp. Bạn cần đảm bảo đôi giày đó có kích thước chính xác với chiều dài ngón chân của bạn và có độ ôm chân vừa vặn. Nếu bạn đi giày quá rộng, bạn dễ bị trơn trượt và gây ra nhiều ma sát giữa bàn chân và giày. Hoặc một đôi giày quá chật sẽ tạo nên các điểm áp lực ở bàn chân và khiến vết phồng rộp xuất hiện. Bạn có thể tham khảo cách chọn cách đo và chọn size giày đá bóng chính xác bên dưới.
xem thêm: Cách đo, chọn size giày và bảng quy đổi size giày Nike Adidas
-
Làm mềm bề mặt da đối với những đôi giày bóng đá mới
Tình trạng phồng rộp dễ xảy ra khi bạn bắt đầu đi một đôi giày đá bóng mới và đôi chân của bạn chưa thể thích nghi được với đôi giày và bề mặt da giày chưa được làm mềm. Vì vậy, bạn nên áp dụng các mẹo để làm quen và thích nghi với đôi giày mới ở bài viết sau đây: 9 Bước làm quen với giày đá bóng mới để tránh bị đau chân
-
Sử dụng lót giày phụ
Trước khi vết phồng rộp xuất hiện, bạn có thể cảm thấy nóng rát ở vùng da bị tổn thương. Khi đó bạn nên cẩn thận và đừng quá hoạt động tích cực với động tác của mình, hãy khởi động nhẹ nhàng và tăng cường độ của bạn từ từ. Và việc sử dụng lót giày phụ là một mẹo hữu ích cho bạn. Nếu bất cứ lúc nào bạn cảm thấy cực kỳ khó chịu với đôi giày của bạn, bạn hãy tháo lót giày ra và sử dụng một miếng lót phụ để trành phồng rộp càng sớm càng tốt.
-
Sử dụng tất có chất lượng tốt
Bạn nên sử dụng đôi tất chuyên dùng cho bóng đá. Những loại tất thông thường không đủ giày và không được thiết kế để hỗ trợ lượng áp lực và chuyển động từ bóng đá. Khi chân bạn bắt đầu đổ mồ hôi, bạn có khả năng bị trượt chân bên trong giày, vì loại tất này không thể thấm mồ hôi và gây nên độ ẩm, từ đó gây nên phồng rộp.
Bạn nên sử dụng tất chống trơn khi đá bóng, giúp giảm trơn trượt bên trong giày nhờ các vị trí cao su giúp tất bám vào giày. Ngoài ra, loại tất này được sản xuất đặc biệt để thấm hút mồ hôi nhiều nhất có thể, giúp giữ chân bạn khô ráo.
-
Bảo vệ các vị trí dễ phồng rộp
Bạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm cho da, ví dụ: Vaseline, Gót sen…để bổi lên các vị trí dễ bị phồng rộp. Bên cạnh đó, hãy thử sử dụng băng gạc hỗ trợ để quấn xung quanh các vị trí dễ bị tổn thương. Điều này giúp chuyển động giữa da và tất được trơn tru, giảm khả năng bị phồng rộp. Bạn cũng có thể mua loại đệm moleskin tại hiệu thuốc, đây là một loại vải dày và mềm được thiết kế đặc biệt để giảm ma sát giữa giày và da của bạn, nhất là khi bạn bắt đầu đi một đôi giày mới.
-
Không nên chơi bóng lúc trời quá nóng
Nếu bạn đang chơi trên sân bóng cỏ nhân tạo ngoài trời vào ngày nắng nóng, nhiệt độ khoảng 37-39o C, thì điều đó có nghĩa là mặt sân sẽ có nhiệt độ còn cao hơn. Bạn không nên chơi bóng quá lâu ở môi trường này để tránh phồng rộp khó chịu và thậm chí là bỏng nhẹ.
-
Không sử dụng giày bóng đá quá cũ
Việc đôi giày của bạn bị mòn hoặc hỏng sẽ khiến bạn khó khăn trong chơi bóng và tất nhiên sẽ gây nên tổn thương bàn chân, bao gồm phồng rộp. Vậy nên, đó là lúc mà bạn cần thay một đôi giày bóng đá mới cho mình.
-
Giữ cho da sạch và khô
Bàn chân khô sạch sẽ giảm khả năng tổn thương hơn so với khi bàn chân ẩm ướt mà có thể gây nên sự trơn trượt và ma sát đáng kể bên trong giày. Thậm chí kh bạn bị phồng rộp,bàn chân khô sẽ ít có cơ hội bị nhiễm trùng hơn, vết phồng sẽ lành nhanh hơn.
Để giữ cho đôi chân bạn luôn khô ráo, bạn có thể sử dụng phấn hút ẩm hoặc chất khử mùi. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên đi giày đá bóng khi vào sân bóng, hãy để đôi chân của bạn được nghỉ ngơi, sạch sẽ và khô ráo trong thời gian dài nhất có thể.
-
Ngâm chân bằng nước ấm sau mỗi trận bóng
Nếu có điều kiện, hãy ngâm chân bằng nước ấm sau mỗi trận bóng. Việc ngâm chân bằng nước ấm sẽ giúp mát xa và làm các mạch máu ở bàn chân lưu thông tốt hơn. Hãy ngâm, xoa bóp chân trong nước ấm pha gừng hoặc muối loãng sẽ giúp bạn thư giản, giảm sưng phồng và tránh nổi rộp. Thời gian ngâm chân hiệu quả nên tối thiểu 30 phút sẽ giúp bạn ở trạng thái tốt nhất sau mỗi trận bóng.
Cách điều trị vết phồng rộp
Các vết phồng rộp có thể mất 2-3 tuần để lành hoàn toàn và bạn có thể sử dụng các mẹo và thủ thuật để khiến các vết phồng rộp mau lành nhất có thể như sau:
– Bảo vệ vết phồng bằng cách sử dụng băng gạc hỗ trợ để tránh ma sát từ giày.
– Ngâm vùng da bị tổn thương vào nước trà xanh, chỉ cần 3 muỗng trà xanh và một muỗng baking soda có tính chất sát trùng để chống viêm và nhiễm trùng.
– Bôi nhựa nha đam lô hội để giảm nóng rát ở những vùng da bị tổn thương.
– Đảm bảo vùng da bị tổn thương luôn khô ráo và sạch sẽ. Sử dụng bàn tay sạch khi xử lý vết thương và loại bỏ lớp da chết xung quanh khu vực phồng rộp.
Xem thêm: 9 Bước làm quen với giày đá bóng mới để tránh bị đau chân
Tổng hợp bởi: https://giaydabongtot.com/
FOLLOW CHÚNG TÔI
Website: https://giaydabongtot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/giaydabanhtot/