Nếu bạn hay xem các chương trình thể thao trên tivi thì chắc cũng đã nghe đến Doping. Đây là một loại chất bị cấm triệt để trong thi đấu thể thao. Các vận động viên thi đấu sử dụng Doping thường phải chịu án phạt rất nghiêm khắc từ các tổ chức thể thao trên thế giới. Nội dung này chúng ta cùng tìm hiểu xem Doping là gì? Vì sao tất cả các bộ môn thể thao đều cấm các vận động viên (VĐV) sử dụng Doping trong thi đấu?
Doping là gì?
Doping là tên gọi chung của các chất kích thích thường được sử dụng trong thể thao. Có rất nhiều loại chất kích thích được gọi là doping và thường được chia thành 3 loại thông dụng là doping máu, doping cơ và doping thần kinh.
- Doping máu (tăng cường vận chuyển oxy qua hồng cầu) như ESP (Erythropoetin), NESP (Darbapoetin).
- Doping cơ (tăng cường sức mạnh của cơ do tăng cường sản sinh hormone),
- Doping thần kinh (ngăn chặn điều khiển và phản hồi cơ bắp tới hệ thần kinh).
Nếu bạn đang muốn chơi bóng đá để nâng cao sức khỏe thì hãy tham khảo tại https://giaydabongtot.com/ nhé!
Một số loại chất doping thường dùng trong thể thao
Có rất nhiều loại chất doping thường được dùng trong thể thao. Chúng ta có thể phân loại các chất doping theo từng nhóm dựa trên đặc điểm của chúng. Chúng ta sẽ có nhóm chất kích thích, chất giảm đau gây nghiện, chất tăng đồng hóa và chất lợi tiểu.
- Chất kích thích: amineptin, amiphenazole, amphetamines, bromantan, caffeine… và các đồng đẳng.
- Chất giảm đau gây nghiện: morphin, buprenorphine, methadone, pethidine, diamorphine (heroin)… và các đồng đẳng
- Chất tăng đồng hoá: nandrolone, clostebol, metandienone, stanozolol… và các đồng đẳng.
- Chất lợi tiểu: bumetanide, acetazolamide, chlortalidone, etarynic acid… và các đồng đẳng.
Tại sao doping lại bị cấm trong thể thao?
Doping là chất kích thích có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động của cơ thể, quên đi trạng thái mệt mỏi. Chất doping còn giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu để tăng cường năng lượng của cơ thể. Chất doping giúp cơ thể hoạt động nhanh hơn, mạnh hơn và có khả năng chịu đựng mệt mỏi, đau đớn một cách phi thường.
Chính vì vậy việc sử dụng Doping trong thi đấu thể thao mang lại sự bất công bằng giữa các vận động viên. Chưa kể lạm dụng các chất doping sẽ gây hại rất lớn tới sức khỏe, thể chất của vận động viên sử dụng. Chính vì vậy doping bị cấm trong tất cả các hoạt động thể thao, bóng đá,… Việc sử dụng chất doping sẽ khiến các vận động viên phải nhận những án phạt nghiêm khắc nhất từ các liên đoàn thể thao trên thế giới.
Các tác hại có thể gặp phải khi sử dụng Doping
- Do doping giúp các cơ hoạt động mạnh mẽ khi tác động trực tiếp vào hormone testosterone nên việc nam hoá là điều không thể tránh khỏi. Rất nhiều các nữ VĐV khi sử dụng doping đã gặp phải tình trạng chuyển đổi giọng nói, rối loạn kinh nguyệt, mọc râu, … Riêng nam VĐV khi lạm dụng sẽ khiến tinh hoàn bị teo, tinh dịch giảm, nguy hiểm hơn nữa là liệt dương.
- Cơ bắp yếu dần: Mặc dù là chất làm gia tăng sức mạnh của cơ, nhưng trong thời gian dài sử dụng cơ bắp cũng dần yếu đi, các đầu chi cũng to bất thường.
- Tay chân run rẩy: Điều này xảy ra khi sử dụng các doping thần kinh, chúng gây ra tình trạng mất ngủ, suy nhược thần kinh, lâu ngày dẫn đến tình trạng run rẩy tay chân.
- Gây mệt mỏi, khó chịu.
- Gây tiểu đường, suy tim, suy thận, ung thư gan.
- Gây tán huyết, sốt, nổi mẩn ngứa, suyễn nặng, nhiễm khuẩn gan, hoặc nhiễm HIV.
- Gây nghẽn mạch máu, đột quỵ….thậm chí tử vong.
Làm sao để phát hiện các vận động viên sử dụng Doping?
Doping có thể bị phát hiện thông qua việc xét nghiệm máu của các VĐV. Do có rất nhiều chất doping khác nhau và cách thức sử dụng cũng ngày càng tinh vi hơn nên việc xét nghiệm doping chưa bao giờ đơn giản. Tuy nhiên để đảm bảo được sự công bằng trong thi đấu thể thao thì các phương pháp xét nghiệm doping đang ngày càng hiện đại hơn. Thường các VĐV có cách thức hoạt động vượt trội và bị nghi là sử dụng doping sẽ bị lựa chọn để lấy máu xét nghiệm.
Cách xét nghiệm doping được sử dụng nhiều nhất hiện nay là giữ lại những mẫu doping sau đó lấy đi một ít máu của các vận động viên. Sau khi thuốc hoà tan trong máu, sẽ xác định được các loại thuốc đó hoặc phân tử hình thành. Để tối ưu việc xét nghiệm doping, phòng thí nghiệm sẽ lưu trữ mẫu máu. Nếu có cách mới để kiểm tra loại doping mới, họ có thể dùng mẫu máu đã lưu trữ để xét nghiệm lại.
Tổng hợp bởi: https://giaydabongtot.com/