Để có thể chơi bóng đá tốt thì ngoài các kỹ năng sút, chuyền bóng thì khống chế bóng cũng cực kỳ quan trọng. Việc khống chế bóng tốt sẽ giúp bạn giữ được bóng và có cơ hội để rê dắt, dốc bóng cũng như sút bóng. Vậy trước khi học các kỹ năng khác thì bạn nên tập luyện thật tốt kỹ năng khống chế bóng nhé. Nội dung này sẽ giới thiệu với bạn về kỹ thuật khống chế bóng, các cách đỡ bóng hiệu quả nhất.
Tìm hiểu về kỹ năng khống chế bóng
Kỹ năng khống chế bóng bước 1 là sử dụng các bộ phận trên cơ thể để đỡ quả bóng sau những đường chuyền của đồng đội. Bởi vì đường chuyền của đồng đội thường có 2 kiểu một là chuyền sệt 2 là chuyền bổng nên kỹ năng khống chế bóng cũng phân chia thành 2 loại này. Với các đường chuyền bóng sệt và bóng bổng thì chúng ta sẽ sử dụng các cách khác nhau để khống chế bóng. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Kỹ thuật khống chế bóng sệt
– Đỡ gầm (khống chế bóng bằng gầm giày)
Kỹ thuật khống chế bóng bằng gầm giày là cơ bản và dễ dàng nhất. Có thể nói đây là một cách khống chế bóng rất phổ biến và hiệu quả. Để khống chế bóng bằng gầm giày thì bạn chỉ cần đưa bàn chân thuận ra phía trước và để mũi chân chếch lên sau đó chạm bóng bằng gầm giày. Lưu ý là không được đưa bàn chân lên quá cao vì bóng sẽ dễ lướt qua ngay dưới bàn chân của bạn.
– Khống chế bóng bằng lòng trong
Để nhận đường chuyền sệt thì bạn cũng có thể khống chế bóng bằng lòng trong. Hãy giơ chân lên và để vuông góc với cẳng chân của bạn. Sau đó chạm bóng nhẹ nhàng bằng má trong và hơi thu bàn chân về phía sau một tí để giảm phản lực tác động vào bóng. Lưu ý là không đỡ bóng bằng lòng bàn chân vì bóng sẽ bật ra rất mạnh và bạn không thể kiểm soát bóng được.
Kỹ thuật khống chế bóng bổng
– Khống chế bóng bổng bằng lòng trong
Để khống chế bóng bổng bằng lòng trong bàn chân thì chúng ta cũng giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân. Sau đó co chân lên và giữ cẳng chân vuông góc với đùi của bạn. Sau đó bạn xoay bàn chân làm sao để tạo ra một mặt phẳng ở má trong bàn chân lúc tiếp xúc với bóng. Khi tiếp xúc bóng thì chúng sẽ hạ thấp bàn chân xuống để giảm phản lực tác động vào bóng.
– Khống chế bóng bổng bằng mu bàn chân
Để khống chế bóng bằng mu bàn chân thì tùy vào độ bổng của bóng mà chúng ta sẽ đưa bàn chân ra trước sau đó hơi duỗi ra để đỡ bóng. Vị trí tiếp xúc của bóng và bàn chân nằm ở giữ các ngón chân và mu bàn chân. Thường kỹ năng khống chế bóng này thường được sử dụng khi bạn phải với để có thể chạm được bóng. Sau khi chạm bóng thì chúng ta cũng thu bàn chân lùi về sau để giảm phản lực do bàn chân tác động vào bóng.
– Khống chế bóng bổng bằng ngực
Để khống chế bóng bằng ngực thì chúng ta sẽ phải nghiên người ra phía sau một ít (tùy vào quỹ đạo của đường chuyền). Khi bóng chạm vào ngực thì đồng thời thân người của bạn cũng thẳng lên (giúp bóng chúi xuống dưới). Lưu ý là chỉ nên đỡ bóng bằng ngực trái hoặc ngực phải của bạn chữ không phải ở giữa.
– Khống chế bóng bằng đùi.
Kỹ thuật khống chế bóng bằng đùi cũng được sử dụng phổ biến vì dễ thực hiện. Tuy nhiên kỹ thuật này chỉ thực hiện được với các đường bóng thấp dưới ngực. Để khống chế bóng bằng đùi thì chúng ta sẽ co chân lên và tạo một góc khoảng 135 độ giữa đùi và thân người. Lưu ý không nên tạo góc quá nhỏ vì bóng sẽ bật lên đập vào mặt bạn và cũng không nên duỗi thẳng quá 135 độ vì bóng sẽ bật ra phía trước. Khi bóng tiếp xúc với đùi thì đồng thời sẽ thu đùi lại phía sau và hạ chân xuống để bóng không bị bật quá xa do phản lực tác động bởi đùi.
Hướng dẫn bởi: https://giaydabongtot.com/
FOLLOW CHÚNG TÔI
Website: https://giaydabongtot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/giaydabanhtot/